TP. Hà Nội đưa ra đề xuất đánh thuế biệt thự bỏ hoang tránh để lãng phí
Có rất nhiều những ý kiến cho rằng tình trạng những biệt thự bỏ hoang khởi phát gần đây, một phần là do vấn nạn đầu cơ đất đai của một số các đại gia, do cơ chế xin cho các dự án, nhưng lại bỏ qua đi khâu kiểm duyệt năng lực của những nhà đầu tư. Cúng chính vì điều này, để triệt được những biệt thự bỏ hoang nói riêng, cùng với nạn đầu cơ nhà đất nói chung, thì những chuyên gia hàng đầu về quản lý đã cho rằng cần phải tăng thuế nhà đất sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất, bắt buộc những nhà đầu tư phải có trách nhiệm về việc làm của mình. Theo thông tin mà snapnfind đã nhận được thì, TP. Hà Nội vừa đề xuất với Bộ Tài chính thực hiện những phương án đánh thuế, xử phạt đối với các chủ sở hữu có nhà, biệt thự bỏ hoang, hoặc không đưa vào sử dụng.
Ý kiến doanh nghiệp về việc biệt thự bỏ hoang
Theo chia sẻ của một lãnh đạo doanh nghiệp đang có dự án còn hơn 100 căn biệt thự bỏ hoang ở phía Tây Hà Nội. Thì phân nửa số biệt thự hiện xây thô. Bỏ hoang trong dự án đã được bán từ thời điểm cách đây cả chục năm.
“Bản thân doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư ai chẳng muốn bán nhanh hết hàng. Số phân nửa biệt thự còn đó là cả vốn và lời lãi của chúng tôi. Sau bấy nhiêu năm, lãi mẹ đẻ lãi con. Thu hồi vốn còn khó chứ chưa nói đến việc mong có lãi. Nếu bây giờ nhà nước thu thuế chúng tôi không biết lấy tiền đâu ra trả. Biệt thự không bán được. Dù có những mảng kinh doanh khác nhưng cũng đang điêu đứng vì dịch bệnh Covid-19” – vị lãnh đạo này chia sẻ.
Hoàng Anh Tuấn chủ doanh nghiệp Tấc Đất Tấc Vàng chia sẻ
Ông Hoàng Anh Tuấn – Tổng giám đốc công ty Tấc Đất Tấc Vàng cho rằng việc tính thuế với biệt thự, nhà ở bỏ hoang nhằm hạn chế sự lãng phí về nhà. Chống sự đầu cơ bất động sản. Tuy nhiên, nguồn cơn sâu xa của việc đầu cơ. Sự lãng phí là do những bất cập về chính sách quản lý nhà ở. Quản lý thị trường bất động sản của nhà nước chứ không phải là do vài trăm căn biệt thự này.
“Khi có lệnh cấm phân lô bán nền, các doanh nghiệp buộc phải xây dựng nhà thô để bán. Việc người dân mua căn nhà để ở, cho thuê, bán lại hoặc để không là quyền của họ. Quyền sử dụng và định đoạt tài sản. Không thể dùng một mệnh lệnh hành chính để ép người dân phải sử dụng tài sản thế này hay thế kia” – ông Tuấn chia sẻ.
Nguyễn Thế Điệp Phó Chủ tịch CLB bất động sản Hà Nội nêu ý kiến
Ở góc độ khác, chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng. Các doanh nghiệp hiện đang rất băn khoăn về việc thế nào là biệt thự bỏ hoang.
Theo ông Điệp một dự án nhà ở phải đầu tư dài hạn. Có thể kéo dài 3-5 năm, thậm chí 10 năm mới xong nên quá trình mua bán và hoàn chỉnh. Nhà ở cũng kéo dài bởi nó liên quan đến hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật rất lớn. Nhiều khi người mua nhà phải chờ hạ tầng xã hội xong mới có thể ở được. Do đó, cần làm rõ khái niệm thế nào là bỏ hoang trước khi nói đến việc đánh thuế.
Ông Lê Hoàng Châu cho rằng cần thiết đánh thuế
Đối với việc đánh thuế hoặc xử phạt chủ sở hữu nhà, biệt thự bỏ hoang. Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng việc dùng chính sách thuế để chống đầu cơ. Chống lãng phí tài sản nhà đất là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên, tất cả các chính sách ấy đều phải có lộ trình, thời gian để các nhà đầu tư. Kể cả nhà đầu tư thứ cấp chuẩn bị và thích ứng.
Ông Đặng Hùng Võ nói rằng cần đưa giải pháp xử lý ngay
GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, để “triệt” được biệt thự bỏ hoang. Việc tăng thuế nhà đất là giải pháp hữu hiệu nhất. Ở nước ngoài, người ta đánh thuế nhà đất rất cao. Nhà đất càng không được sử dụng càng bị đánh thuế cao. Như vậy không ai dám đầu cơ, người có nhà buộc phải đến ở hay cho thuê.
“Ở ta cũng nên tăng thuế nhà đất vì với nền kinh tế thị trường không thể dùng các biện pháp hành chính đơn thuần. Cần đánh thuế nhà đất ở mức 1%/năm. Thuế nhà đất như hiện nay chỉ ở mức 0,15% giá trị nhà đất không thể chống được đầu cơ” – GS-TSKH Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.
Theo chia sẻ của một chuyên gia bất động sản với Diễn đàn Doanh nghiệp. Thay vì làm một công việc rất tốn kém là xác định được tiêu chí căn nhà ấy thế nào là bỏ hoang, thời gian bỏ hoang… Nên áp dụng chính sách đánh thuế căn nhà thứ hai trở đi như đã từng đề xuất.
“Đơn giản chỉ bổ sung, nếu đứng căn nhà thứ ba thì thuế sẽ cao hơn căn nhà thứ hai và cứ thế luỹ tiến. Thuế sẽ dần tăng lên đối với những người sử dụng căn nhà có giá trị hơn”- vị chuyên gia bày tỏ quan điểm.
Cần có mức thuế phù hợp cho chủ sở hữu những căn biệt thự bỏ hoang
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, nhà đất bỏ hoang. Không sử dụng rõ ràng gây lãng phí rất lớn cho xã hội cũng như gây khó dễ cho các nhà đầu tư. Cho nên việc đánh thuế đối với chủ sở hữu bất động sản bỏ hoang. Không sử dụng là điều cần phải nghiên cứu, xem xét để có mức thuế. Buộc chủ sở hữu phải đưa đất, dự án vào sử dụng. Tránh hoạt động đầu cơ. Thổi giá cũng như lãng phí tài nguyên xã hội.
Đương nhiên mức thuế này cũng phải xem xét sao cho phù hợp. Ví dụ như có thể đánh ngang với mức thuế cho thuê nhà ở khu vực đó. Bên cạnh đó, cũng cần phải cân nhắc, xem xét đối với trường hợp người mua nhà, có nhu cầu sử dụng, cho thuê, đầu tư sinh lời. Nhưng phải bỏ không do kết nối hạ tầng tại khu vực dự án chưa tốt. Hệ thống điện – đường – trường – trạm, chợ, nước sạch… Chưa đảm bảo.
Thực tế này xảy ra khá nhiều tại một số khu đô thị xa trung tâm, nhà giá rẻ. Thậm chí nước dùng cũng là nước giếng khoan, đường xá cầu cống không có. Với điều kiện như vậy tất nhiên người mua nhà cũng không thể ở được.