giá dầu thô biến động

Nhận định thị trường ngày 15/7: giá dầu thô biến động

Thị trường Nhận định thị trường

Giá dầu thô thế giới liên tục có sự biến động mạnh và có xu hướng giảm dần. Dù tăng nhẹ phiên cuối tuần nhưng giá dầu Brent giảm gần 3% trong cả tuần, đánh dấu 3 tuần giảm liên tiếp. Bên cạnh đó giá dầu WTI tiếp tục giảm mạnh, mức thấp xuống kỷ lục trong những ngày qua.

Phiên giao dịch ngày 13/7 giá dầu lại tăng 2% do nguồn cung bị siết chặt hơn. Đáng nói giá dầu giảm hơn 2% trong phiên giao dịch ngày 14/7 khi các nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới đạt được thoả hiệp về nguồn cung.

Thị trường vùng này là vùng rủi ro;  nếu ai đã thoát rồi thì đứng ngoài, đừng vội vào bắt đáy; ai đang cầm cổ phiếu thì cũng không nên cắt lỗ nữa; vì có thể gần vùng hồi phục, cần chờ thêm.

Thông tin về thị trường chứng khoán thế giới

Tin thị trường chứng khoán Mỹ mới cập nhật

Chứng khoán Mỹ ngày 14/7 diễn biến trái chiều khi Dow Jones tăng 44,44 điểm; tương đương 0,13%, lên 34.933,43 điểm. S&P 500 tăng 5,09 điểm; tương đương 0,12%, lên 4.374,38 điểm; trong phiên có lúc chạm 4.393,68 điểm, cao nhất lịch sử. Nasdaq giảm 32,7 điểm, tương đương 0,22%, xuống 14.644,95 điểm.

Chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ tạo ra “sự hỗ trợ mạnh mẽ” cho nền kinh tế

Chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ tạo ra “sự hỗ trợ mạnh mẽ” cho nền kinh tế cho đến khi “quá trình phục hồi hoàn tất”;  chủ tịch Fed Jerome Powell điều trần trước quốc hội Mỹ ngày 14/7. Bình luận trên được đưa ra sau khi số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng mạnh nhất gần 13 tháng; còn chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng vượt dự báo. Nhà đầu tư gần đây chú ý đến lạm phát do nhiều người lo ngại Fed có thể thắt chặt chính sách sớm hơn; và số ca nhiễm Covid-19 tăng có thể đẩy Phố Wall lao dốc.

Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm sút sau phát biểu của ông Powell; tiếp tục xu hướng đi xuống trong những tháng gần đây. Lợi suất giảm ngay cả khi chỉ số giá sản xuất tháng 6 tăng cao hơn dự kiến.

Mùa báo cáo lợi nhuận quý II bắt đầu với giới phân tích ước tính tăng trưởng EPS 66% đối với các công ty trong S&P 500; theo Refinitiv. S&P 500 đã tăng gần 16% kể từ đầu năm.

Theo báo cáo ngày 13/7 của Bộ Tài chính Mỹ, thâm hụt ngân sách của nước này tăng vọt lên mức 2.240 tỷ USD trong 9 tháng đầu tài khóa 2021 (kết thúc vào ngày 30/9).

Thị trường chứng khoán Châu Âu có gì mới?

Chứng khoán Châu Âu ngày 14/7 đóng cửa

Chứng khoán Châu Âu ngày 14/7 đóng cửa gần như không thay đổi ở các thị trường cũng như chỉ số, chỉ có thị trường Anh giảm mạnh hơn các thị trường khác nhưng cũng không quá 0,5%. Lạm phát của Anh tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 6 lên 2,5%; cao hơn mục tiêu lạm phát của ngân hàng trung ương;  dẫn đến giá thực phẩm, nhiên liệu, ô tô cũ, quần áo và giày dép cao hơn, dữ liệu chính thức cho thấy hôm thứ Tư.

Phó Thống đốc Ngân hàng Anh Dave Ramsden cho biết BoE có thể bắt đầu suy nghĩ về việc đảo ngược kích thích tiền tệ khổng lồ của mình sớm hơn dự kiến ​​trước đó; do áp lực lạm phát ngày càng tăng khi nền kinh tế Anh phục hồi sau đợt sụt giảm COVID.

Thị trường còn bị ảnh hưởng bởi nhóm cổ phiếu năng lượng khi giá dầu đột ngột giảm mạnh trong phiên giao dịch hôm 14/7.

Thị trường chứng khoán Châu Á có gì nổi bật?

Chứng khoán châu Á giảm điểm

Chứng khoán Châu Á ngày 14/7 giảm điểm với Nikkei 225 giảm 0,38% còn Topix giảm 0,23%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 1,07; Shenzhen Component giảm 0,875%. Hang Seng của Hong Kong giảm 0,69%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,2%. ASX 200 của Australia tăng 0,31%.

Trong bối cảnh Olympic chuẩn bị diễn ra, Tokyo lần thứ tư áp dụng tình trạng khẩn cấp. Thủ đô của Nhật Bản đang đối mặt với số ca nhiễm tăng nhanh còn các giường bệnh chật kín. Giới chuyên gia lo ngại rằng số ca mắc Covid-19 có thể tăng trên 1.000 trường hợp vào thời điểm trước khi Olympic diễn ra; thậm chí là hàng nghìn ca dương tính trong thời gian diễn ra các trận đấu.

Tại Sydney ở Australia, số ca Covid-19 tăng cao khiến chính quyền phải kéo dài các hạn chế phòng dịch đối với thành phố 5 triệu dân đến cuối tháng; chậm hơn hai tuần so với kế hoạch ban đầu. Tương tự, Hàn Quốc đã cũng áp dụng mức độ phòng dịch cấp độ 4 – “bán phong tỏa” Seoul; và một số khu vực lân cận do số ca mắc tăng kỷ lục.

Kinh tế Singapore tăng 14,3% trong quý II

Kinh tế Singapore tăng 14,3% trong quý II

Kinh tế Singapore tăng 14,3% trong quý II. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất trong 11 năm; ngay sau khi nước này phục hồi từ lần suy giảm sâu vào cùng kỳ 2020 do Covid-19. Nhưng so với quý I, GDP Singapore giảm 2%. Về mặt tuyệt đối, tổng sản phẩm quốc nội trong quý vừa qua vẫn thấp hơn 0,9% so với quý II/2019, tức trước khi có dịch.

Nhận định tin thị trường hàng hoá

Giá dầu thô tiếp tục có những biến động

Kết thúc phiên 14/7, Giá dầu Brent tương lai giảm 1,73 USD; tương đương 2,26%, xuống 74,76 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 2,12 USD; tương đương 2,82%, xuống 73,13 USD/thùng.

Chênh lệnh giữa giá hai loại dầu lớn nhất kể từ ngày 6/7, theo số liệu từ Refinitv Eikon. Giá dầu WTI giảm mạnh hơn do lo ngại liên quan lực cầu. Giá dầu bắt đầu giảm sau khi Reuters đưa tin Arab Saudi và UAE đạt thỏa hiệp giúp “mở khóa” thỏa thuận tăng sản lượng trong bối cảnh thế giới phục hồi sau đại dịch. Tiếp đó, số liệu từ chính phủ Mỹ cho thấy lực cầu xăng giảm đáng kể trong tuần trước.

Tồn kho dầu thô tại Mỹ giảm 7,9 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 9/7; vượt dự báo giảm 4,4 triệu thùng từ giới phân tích và là tuần giảm thứ 8 liên tiếp, theo cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA).

Giá vàng tăng nhẹGiá vàng tăng nhẹ

Giá vàng ngày 14/7 tăng sau khi chủ tịch Fed Jerome Powell trấn an nhà đầu tư rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ hỗ trợ; bất chấp số liệu lạm phát tăng. Giá vàng giao ngay tại sàn New York tăng 20 USD lên 1.827,3 USD/ounce. Giá vàng tương lai tăng 0,8% lên 1.825 USD/ounce.

Tin thị trường chứng khoán trong nước

Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên 14/7 tiếp tục giảm

Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên 14/7 tiếp tục giảm điểm trước áp lực bán ra khá mạnh của NĐT trong nước; trong phiên chỉ số đã có lúc giảm xuống dưới đường MA100 mất mốc 1270 điểm;  tuy nhiên tới cuối phiên có sự phục hồi nhẹ;  nhóm cổ phiếu ngân hàng là tác nhân kéo chỉ số giảm mạnh trong phiên.

Dòng tiền vào thị trường vẫn tốt hơn phiên liền trước nhưng vol tăng cao hơn một chút là vì dòng tiền chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa nhỏ; cùng với đó áp lực giảm lên VN30 khá lớn; các cổ phiếu trụ không có động lực tăng và không nhận được dòng tiền.

Dòng tiền vẫn thiên về chiều bán ra chủ động

Dòng tiền vào thị trường vẫn thiên về chiều bán ra chủ động của NĐT; trong khi đó độ rộng của thị trường khá tiêu cực khi số ngành giảm điểm áp đảo so với 3 ngành tăng điểm; cùng với đó số mã giảm điểm cũng áp đảo so với mã tăng.

Xu hướng chung của thị trường vẫn còn khá xấu khi kết phiên VNI giảm 1,36% đóng cửa ở mức 1.279,91 điểm. Giá trị giao dịch trên HSX đạt 22.823 tỷ đồng; trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 25.769  tỷ đồng; tăng 32,4% so với phiên liền trước. Tỉ trọng phân bổ dòng tiền vào nhóm Ngân hàng, Thép và Bán lẻ tiếp tục tăng; trong khi dòng tiền vào Bất động sản; Hóa chất và Dịch vụ tài chính giảm.

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 580 tỷ tập trung vào các mã vốn hóa lớn

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 580 tỷ tập trung vào các mã vốn hóa lớn như VHM, SSI, VPB, STB, ACB, VRE, KDH, MSN, HPG, TCB. Ở chiều mua cá nhân mua tập trung vào các mã như NVL, VCB, KBC, VIC, VJC;  SSB, NKG, FLC, CTG, MWG.

Nhà đầu tư Nước ngoài mua ròng 312 tỷ tập trung vào Tài nguyên cơ bản và Dịch vụ tài chính; gồm các mã: HPG, VHM, SSI, E1VFVN30, STB, VRE; MSN, MSB, VCG, FUEVFVND. Phía bán ròng khớp lệnh, họ bán nhiều nhất là Ngân hàng với các mã sau: VPB, VCB, NVL, KBC, VIC, VJC, FLC, GAS, HDB, NKG.

Khối Tự doanh bán ròng 112 tỷ qua khớp lệnh tập trung vào một số mã như HPG, E1VFVN30, FUEVFVND, NKG, MSN, MWG, VIC, KDH, VNM, NVL. Ở chiều mua vào, tự doanh gom mua VPB, DBC, TCB, STB, PET, PHR, ACB, CTG, FPT, PNJ.

Tổ chức trong nước mua ròng 379 tỷ tập trung vào các mã như VPB, ACB, TCB, KDH, TPB, GAS, MBB, STB, HDB,SBT. Ở chiều bán ra, khối này bán các mã HPG, SSB, CTG, NVL, CII, GVR,DGW, BVH, HDC, GIL.

Tin tức kinh tế trong nước

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

Tại báo cáo nhận định kinh tế vĩ mô Việt Nam, khối nghiên cứu Ngân hàng HSBC hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam xuống 6,1% từ mức 6,6% trước đó. HSBC cho rằng, đại dịch bùng phát nhiều nơi và diễn biến phức tạp, sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP và tỷ giá biến động mạnh trong nửa cuối năm.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long vừa có buổi làm việc trực tuyến với ông John Paul Pullicino, Tổng giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam về việc đàm phán, mua thêm 20 triệu liều vaccine Covid-19 để tiêm cho trẻ em 12-18 tuổi. Việt Nam hiện có khoảng 9 triệu trẻ em trong độ tuổi này.

Bộ trưởng Bộ Công Thương đề xuất, thời gian tới Việt Nam – EAEU cần tập trung xử lý các vấn đề bất hợp lý tồn tại trong thương mại nông sản. Đồng thời, đề nghị phía EAEU xem xét cấp phép thêm cho các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường này.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phế liệu sắt thép các loại trong tháng 6 đạt gần 708 nghìn tấn;giá trị hơn 325 triệu USD, không biến đổi về lượng; và tăng 13% về giá trị so với tháng 5. Lũy kế 6 tháng đầu năm, nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt gần 3,5 triệu tấn; trị giá hơn 1,4 tỷ USD tăng 32% về lượng; kim ngạch xuất khẩu tăng gần 2,2 lần so với cùng kỳ.

Về mặt kỹ thuật, chỉ số test hỗ trợ xong bật lên, vol thấp là tín hiệu tốt cho thị trường

Phiên ngày 14/7 chỉ số giảm điểm với thanh khoản thấp

Phiên ngày 14/7 chỉ số giảm điểm với thanh khoản thấp tương tự phiên trước đó làm cho NĐT nhìn vào có cảm giác thị trường đã bớt đà rơi; thậm chí chạm về hỗ trợ ở MA100 sau đó rút chân lên cho thấy vùng này tạm thời là hỗ trợ khi 3 phiên liên tiếp không thủng và có dấu hiệu rút chân lên trở lại.

Việc này kích thích tâm lý NĐT vào bắt đáy khi hỗ trợ phát huy tác dụng; nhưng có thể áp lực bán sẽ còn tiếp diễn trong phiên hôm nay khi lượng cổ phiếu của phiên ngày thứ 2 giảm sâu thanh khoản lớn hôm nay về tài khoản;  cùng với đó nay lại là phiên đáo hạn phái sinh tháng 7 nên khả năng sẽ có nhiều biến động khó lường.

Về mặt kỹ thuật, chỉ số test hỗ trợ xong bật lên, vol thấp

Về mặt kỹ thuật, chỉ số test hỗ trợ xong bật lên, vol thấp là tín hiệu tốt cho thị trường, cùng với đó nến hiện tại đang ở ngoài dải bolinger cũng cho thấy tín hiệu sẽ có nhịp hồi ngắn hạn. Nhưng vùng hiện tại tâm lý NĐT khá yếu vì chim sợ cành cong; dòng tiền sẽ đứng ngoài là nhiều chứ không nhiều NĐT dám nhảy vào bắt dao rơi lúc này; trong khi lượng hàng có sẵn, sẵn sàng bán ra khá nhiều nên có thể chỉ số sẽ bị đè giảm thêm khá mạnh trước khi có sự phục hồi tiếp theo. Lý do giảm điểm lúc này có vẻ lớn; và thuyết phục hơn nhiều so với lý do để kéo lên phía trên.

Kịch bản hồi phục là nay đầu phiên tiếp tục giảm điểm nhúng xuống vùng 1250-1260; (đây là vùng cũng khiến những người đang margin cao bị call) ; sau đó có lực cầu vào trở lại kéo lên;đóng cửa quanh vùng 1280-1290 thì có thể nhịp hồi được hình thành; và sóng A chỉnh có thể hình thành xong và mai là vào sóng hồi B có thể lên vùng 1350. Cần chú ý tới dòng tiền tham gia thị trường trong các phiên này; lực bắt đáy có không hay dòng tiền chủ yếu bán ra trong lo lắng.

Bức tranh kinh tế trong quý III có vẻ khó khăn hơn trong 2 quý đầu năm

Kịch bản tiếp tục điều chỉnh đó là nay lình xình rung lắc mạnh; nhưng kết phiên dưới mốc 1265 thì xu hướng giảm tiếp về các vùng phía sâu hơn. Kịch bản này khả dĩ hơn trước các diễn biến hiện tại của thị trường; cũng như tình hình dịch bệnh; giá cả hàng hóa, phong tỏa của doanh nghiệp; cũng như bức tranh kinh tế trong quý III có vẻ khó khăn hơn trong 2 quý đầu năm.

Những quan điểm cá nhân nhận định về tình hình thị trường

Thị trường hiện tại xu hướng trung hạn cũng đã gãy, thị trường thiên về việc sẽ tiếp tục giảm, các phiên tiếp theo có thể hồi nhẹ nhưng không thể tăng trở lại, thị trường đang được hỗ trợ bởi tin KQKD quý 2 nên sẽ còn có nhịp hồi nhẹ nữa cho hoàn thành sóng B của sóng chỉnh trước khi điều chỉnh theo sóng C về các mốc thấp hơn có thể là quanh 1200 thậm chí có thể sâu hơn nữa trong các tháng của quý III này.

Vùng này là vùng rủi ro; nếu ai đã thoát rồi thì đứng ngoài; đừng vội vào bắt đáy; ai đang cầm cổ phiếu thì cũng không nên cắt lỗ nữa vì có thể gần vùng hồi phục, cần chờ thêm. Thị trường vào trend giảm thì sẽ là những ngày giảm mạnh nhưng hồi ít; sẽ bào mòn tài khoản khá nhanh nếu chúng ta cứ gồng lỗ. Còn các cổ phiếu tốt mua cho dài hạn, cổ tức, tích sản thì cứ giữ vì trend chính dài hạn vẫn chưa vi phạm.

Tất cả là quan điểm cá nhân. Tốt nhất không được xem là lời khuyên đầu tư để tránh rủi ro!

Đừng bỏ lỡ các bài nhận định thị trường liên tục được cập nhật trên website nhé!

Tags: , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *