Mỏ vàng lớn tại Cộng Hòa Séc

Mỏ vàng lớn tại Cộng Hòa Séc vẫn chưa được khai thác

Tài Chính Vàng – Ngoại tệ

Vàng là một trong những kim loại quý hiếm bật nhất trên toàn hành tinh. Sở hữu một số lượng vàng lớn đã có thể khiến bạn trở thành tỷ phú. Bạn có biết rằng tại một thị trấn nọ có đến gần 7 tấn vàng nhưng vẫn chưa được khai thác? Đó chính là Jilove u Prahy một thị trấn tọa lạc tại Cộng Hòa Séc. Chắc hẳn bạn cũng thắc mắc về nguyên nhân quốc gia này vẫn chưa tiến hành khai thác đúng không nào? Hãy cùng chuyên mục Vàng -ngoại tệ tìm hiểu về mỏ vàng lớn này cùng nguyên nhân qua bài viết dưới đây nhé.

Jilove u Prahy –  thị trấn vàng

Jilove u Prahy -  thị trấn vàng

Trải nghiệm đãi vàng tại Bảo tàng Vùng Jilove

Jilove u Prahy là một thị trấn đẹp như tranh vẽ với gần 5.000 cư dân và rất nhiều di tích lịch sử. Khu vực dọc theo sông Sazava này là một khu vực giải trí nổi tiếng của người dân thủ đô Séc. Vào thế kỷ 14, Jilove u Prahy là thị trấn quan trọng thứ ba ở vương quốc Bohemia, sau Praha và Kutna Hora. Vào thời điểm đó, vua Charles IV (1355-1378) là Hoàng đế La Mã Thần thánh. Trong thời kỳ trị vì của ông, Jilove là nguồn cung cấp vàng quan trọng nhất của đế chế.

Sarka Jurinova, giám đốc Bảo tàng Vùng Jilove u Prahy, cho biết: “Một phần lớn của thành phố Praha được xây dựng từ tiền khai thác vàng, bao gồm một số tòa nhà của Đại học Charles vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay”. Du khách khi đến Bảo tàng Vùng Jilove có thể thử đãi vàng dưới lớp cát. Và hơn thế nữa bạn có thể đem về bất kỳ mẩu vàng nào mà mình tìm thấy. Đây cũng là một nguyên nhân mà nơi này có nhiều lượt du khách ghé thăm mỗi năm.

Có khoảng 7 tấn vàng tại trấn Jilove

Nhà địa chất của bảo tàng, Jan Vana, nói với DW: “Có khoảng 7 tấn vàng nằm dưới và xung quanh thị trấn Jilove”. Mặc dù việc khai thác mỏ vàng lớn này đã kết thúc vào năm 1968. Vana cho biết đã có lúc một số trục khai thác có thể mang lại 4 gam vàng hoặc khoảng 1/8 ounce trên mỗi tấn đá. Điều này sẽ làm cho khai thác vàng trở thành một hoạt động có lãi. Mặc dù giá vàng đã giảm mạnh trong năm 2013.

Tuy nhiên, nhà địa chất giải thích: “Vấn đề là Jilove đang nằm trong một khu giải trí”. Mà nếu không dùng chất kịch độc xyanua thì sản lượng khai thác sẽ thấp.

Một số người dân địa phương lại mong muốn trở lại những ngày vàng được khai thác ở đây. Như thế, họ sẽ có thể mua vàng của Séc thay vì nhập khẩu từ Nam Phi.

Vàng nguyên khối với kích thước lớn

Vàng nguyên khối

Truyền thống khai thác vàng tồn tại ở thị trấn Jilove nhiều thập kỷ trước. Trong quá khứ, những khối vàng nặng vài kg đã được tìm thấy bên dưới Jilove. Hiện trong Bảo tàng Vùng Jilove vẫn trưng bày mẫu vật có kích thước to bằng quả bóng ném.

Bảo tàng này cũng đưa khách tham quan đến một số địa điểm khai thác trước đây. Mặc dù không ai tìm cách hồi sinh ngành khai thác vàng, mọi người vẫn đang thử tìm kiếm vàng trong cát dọc các nhánh sông Sazava.

Tài nguyên vàng của Cộng hòa Séc

Một số mỏ vàng lớn ở Cộng hòa Séc có thể khai thác được với ước tính khối lượng lên tới 400 tấn. Theo giá vàng hiện tại, lượng vàng khổng lồ này sẽ mang lại khoảng 24 tỷ USD. Kể từ năm 1990, nhiều nỗ lực nối lại hoạt động khai thác vàng đã thất bại. Nguyên nhân là do nhà nước không quan tâm và sự phản đối của cư dân ở các địa phương bị ảnh hưởng.

Năm ngoái, công ty khai thác quốc gia Diamo đã tiến hành khảo sát. Cụ thể họ đến các mỏ vàng đã đóng cửa ở Zlate Hory, phía bắc Cộng hòa Séc. “Cuộc khảo sát địa chất sẽ kéo dài ba năm và kết quả sẽ được sử dụng để xác định điều kiện để mỏ vàng gần Zlate Hory có thể được khai thác”.

Stepanka Filipova, phát ngôn viên của Bộ Công Thương, nói với nhật báo MF Dnes: “Nghiên cứu sẽ cung cấp cho chính phủ thông tin cập nhật về khả năng khai thác vàng dự trữ”.

Nếu việc khai thác được tiếp tục ở mỏ Zlate Hory. Các tảng đá chứa vàng sẽ được gửi ra nước ngoài để xử lý thêm. Điều này có nghĩa là không có hoạt động khai thác vàng nào liên quan đến chất kịch độc xyanua được thực hiện ở Cộng hòa Séc.

Khai thác chưa có lãi

Khai thác chưa có lãi

Ở Cộng hòa Séc, khai thác vàng tại mỏ vàng lớn sẽ có lãi nếu sử dụng xyanua. Nhưng nếu không sử dụng thì khả năng sinh lời là một câu hỏi chưa có đáp án rõ ràng.

Nhưng đối với Bộ trưởng Môi trường Richard Brabec, việc loại bỏ xyanua là điều kiện cần để các hoạt động khai thác vàng được nối lại. Sử dụng chất hóa học xyanua để xử lý vàng khai thác là điều ông không thể chấp nhận được. Ông hy vọng vàng vẫn sẽ nằm nguyên vẹn dưới lòng đất.

Theo quan điểm của nhà kinh tế người Séc Lukas Kovanda, khai thác vàng vẫn chưa có lãi nên chưa ai vội vàng nối lại hoạt động này. Nếu mọi thứ khác đi, họ đã bắt đầu khai thác vàng trở lại từ lâu.

Cộng hòa Séc – Siêu cường Lithi

Các hoạt động khai thác vàng ở Cộng hòa Séc chưa được triển khai mạnh. Nhưng quốc gia này sở hữu một thứ kim loại quý mà cả thế giới “thèm khát”.

Lithi là một kim loại mềm có màu trắng bạc thuộc nhóm kim loại kiềm. Trong điều kiện tiêu chuẩn, Lithi là kim loại nhẹ nhất. Đồng thời còn là nguyên tố rắn có mật độ thấp nhất. Kim loại này còn được gọi là “vàng trắng” đang được “lùng sục” vì là thành phần quan trọng trong sản xuất pin năng lượng, trong hợp kim sản xuất máy bay, tàu điện và nhiều ứng dụng khác.

Trong những năm gần đây, những mỏ lithi lớn đã được tìm thấy ở Séc. Và khu vực gần Cinovec trên dãy núi Ore, gần biên giới với Sachsen, Đức. Theo ước tính, 60% khối lượng nằm ở Séc và 40% nằm ở Đức.

Theo DW, ước tính khoảng 4% trữ lượng lithi trên thế giới nằm trong lòng đất bên dưới Cộng hòa Séc. Chỉ riêng các mỏ gần Cinovec đã là 140.000 triệu tấn. Tuy nhiên, khai thác lithium cũng có nguy cơ ô nhiễm. Vì vậy vấn đề môi trường cũng đang được quốc gia này cân nhắc.

Tags: , , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *