Khái niệm tỷ giá hối đoái và phân loại
Nếu quan tâm đến tài chính, ngoại tệ thì chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về hối đoái. Và có một khái niệm được sử dụng rất nhiều đó chính là tỷ giá hối đoái. Vậy bạn có biết được khái niệm tỷ giá hối đoái là gì không? Cách phân biệt từng loại tỷ giá hối đoái và vai trò của tỷ giá này trong nền kinh tế của một quốc gia? Nếu như chưa, hãy để chuyên mục Vàng và ngoại tệ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích đó nhé. Biết đâu nó lại cần thiết với bạn trong thời điểm hiện tại và cả tương lai.
Khái niệm tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi về mặt giá trị giữa hai đồng tiền của hai quốc gia. Hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn là giá cả một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được quy đổi sang tiền của quốc gia khác là bao nhiêu; hoặc cách hiểu khác nữa là số lượng cần thiết của đơn vị tiền tệ trong nước dùng để mua một đơn vị tiền tệ nước ngoài.
Ví dụ như:
- USD/VND = 23.000 thì ta có thể hiểu 1 USD = 23.000 VND.
- EUR/VND = 26.000 ta có thể hiểu là 1 EUR = 26.000 VND.
Tỷ giá hối đoái của Việt Nam theo quy định trong pháp luật hiện hành trong lĩnh vực ngân hàng là tỷ lệ giữa giá trị đồng tiền Việt Nam với giá trị của tiền nước ngoài. Được điều tiết giá trị này trên thị trường bởi Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Từ đó sẽ xác định và công bố tỷ giá này.
Phân loại tỷ giá hối đoái
Trong thị trường hối đoái thì tỷ giá hối đoái cũng có rất nhiều loại khác nhau‚ chúng ta có thể phân loại tỷ giá hối đoái qua một số cách như sau:
Dựa vào thời điểm mua và thời điểm bán ngoại hối
- Tỷ giá mua: là tỷ giá khi ngân hàng mua vào ngoại hối
- Tỷ giá bán: là tỷ giá khi ngân hàng bán ngoại hối ra
Tỷ giá mua ngoại hối vào bao giờ cũng sẽ thấp hơn tỷ giá bán ngoại hối ra. Phần chênh lệch giữa 2 tỷ giá đó chính là phần lợi nhuận trong kinh doanh ngoại hối mà ngân hàng nhận được.
Dựa vào cách thức chuyển đổi ngoại hối
- Tỷ giá thư hối: là tỷ giá chuyển đổi ngoại hối bằng thư. Tỷ giá thư hối thường thấp hơn tỷ giá điện hối.
- Tỷ giá điện hối: thông thường tỷ giá này sẽ được niêm yết tại ngân hàng và đây là tỷ giá chuyển đối ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là căn cứ để xác định những loại tỷ giá khác.
Dựa vào đối tượng
- Tỷ giá thị trường: tức là tỷ giá được tạo nên trên cơ sở những mối quan hệ cung và cầu trên thị trường hối đoái.
- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá được xác định bởi Ngân hàng trung ương của một nước nào đó.
Ngoài ra còn dựa trên cơ sở của tỷ giá chính thức mà các tổ chức tín dụng cũng như các ngân hàng thương mại sễ ấn định việc mua bán tỷ giá ngoại tệ có kỳ hạn‚ giao ngay hoặc hoán đổi. Một số loại tỷ giá hối đoái khác tùy thuộc và yếu tố dùng để phân chia.
Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế
Tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế có một số vai trò quan trọng sau đây:
Tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Khi tỷ giá hối đoái giảm tức là giá trị đồng nội tệ tăng lên. Hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào sẽ có giá thành rẻ hơn. Lạm phát trong nước lúc này được kiềm chế. Tuy nhiên‚ quy mô sản xuất sẽ bị thu hẹp và tốc độ tăng trưởng bị chậm lại.
- Trái lại khi tỷ giá hối đoái tăng tức là sức mua nội tệ giảm. Làm cho giá thành nhập khẩu các mặt hàng tăng cao. Có nguy cơ cao xảy ra tình trạng lạm phát.
Vai trò trong việc tính toán sức mua giữa các đồng tiền
Tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc tính toán. Giúp so sánh giữa giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ. So sánh giá cả hàng hóa trong nước và giá cả hàng hóa của nước ngoài‚ v.v…
Từ đó sẽ tính toán được hiệu quả trong các giao dịch ngoại thương‚ vay vốn‚ hợp tác kinh tế với nước ngoài. Và đề ra những chính sách kinh tế đối ngoại phù hợp với thực tế.
Tạm kết
Mong rằng những khái niệm cơ bản trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về tỷ giá hối đoái. Để biết được tỷ giá ngoại tệ và giá vàng mỗi ngày, mời bạn tham khảo tại chuyên mục Thị trường – Vàng và ngoại tệ. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các thông tin khác như: chứng khoán, thị trường, công nghệ, phong thủy, bất động sản, …. Hãy đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.