tình hình thị trường sẽ có nhiều biến động

Doanh thu của Thế giới di động cao nhất tính từ đầu năm

Thị trường Nhận định thị trường

Mặc dù vẫn bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19 nhưng nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài vẫn đạt được thành tựu kinh doanh tốt. Theo thống kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư nguồn vốn FDI giải ngân vào 6 tháng đầu năm đạt gần 9,3 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ.

Có ba nước có vốn đầu tư vào kinh tế nước ta cao nhất là Singapore với tổng số vốn đầu tư đạt 6 tỷ USD chiếm 37% tiếp đến là Nhật Bản chiếm khoảng 16% và cuối cùng là Hàn Quốc 13,4%.

Không chỉ có giải ngân các nguồn vốn đầu tư điều chỉnh và vốn đầu tư mới tiếp tục tăng nhanh, đạt được những thành tựu mới. Cụ thể như thế nào? Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 29/06/2021.

Mục lục

Cập nhật thông tin thị trường thế giớiđại dịch covid

Hội đồng điều hành IMF thông qua kế hoạch phân bổ 650 tỷ USD để giúp các nước nghèo tiếp cận vaccin covid-19

Theo Bloomberg, Hội đồng điều hành của IMF nhất trí phát hành Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) trị giá kỷ lục 650 tỉ USD; Để phân bổ cho các nước thành viên; Từ đó thúc đẩy nguồn lực hỗ trợ cho các quốc gia đang chật vật trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành; Đặc biệt là các nước thu nhập thấp chưa thể tiếp cận được vaccine một cách rộng rãi.

Kế hoạch này vẫn còn chờ sự phê duyệt cuối cùng từ hội đồng thống đốc; Bao gồm các đại diện, thường là bộ trưởng tài chính hoặc thống đốc NHTW, của 190 quốc gia thành viên IMF. Giám đốc IMF, Kristalina Georgieva trước đó cho biết quá trình phê duyệt cuối cùng dự kiến hoàn tất trong tháng 8/2021. Kế hoạch này nhận được sự ủng hộ của toàn bộ 24 thành viên Hội đồng điều hành IMF.

Kế hoạch nhằm vào các đất nước có thu nhập thấp

Kế hoạch này chủ yếu là để giúp các nước thu nhập thấp có thêm nguồn lực tài chính để chống chọi đại dịch Covid-19. Dù rằng trên thực tế, các nước thành viên giàu của IMF sẽ nhận được phần lớn Quyền rút vốn đặc biệt nói trên; Do tỷ lệ đóng góp vốn của họ cho IMF cao hơn.

Vì Quyền rút vốn đặc biệt sẽ được chia cho các thành viên dựa vào tỷ lệ đóng góp vốn của họ cho IMF, nên các nước giàu sẽ nhận được phần lớn SDR nếu kế hoạch trên được thông qua.

Theo tính toán của Bộ Tài chính Mỹ, các nước có thu nhập thấp sẽ được số SDR trị giá 21 tỷ đô la. Các nước mới nổi và đang phát triển; Không bao gồm Trung Quốc, sẽ nhận được số SDR tương đương 212 tỷ đô la. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh sẽ nhận được gần 50% SDR mới.

Các nước nghèo sẽ nhận được nhiều SDR hơn nếu các nước có thu nhập cao hiến tặng một phần SDR mới của họ

Theo phân tích của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, 58 nước có thu nhập cao sẽ nhận được số SDR, tương đương 438 tỉ USD. Tuy nhiên, các nước nghèo có thể nhận được nhiều hơn; Nếu các nước giàu quyết định hiến tặng một phần SDR mới của họ.

Một đề xuất đang được thảo luận tại Liên Hợp Quốc là các nước giàu chuyển số SDR không cần sử dụng của họ vào một quỹ tín dụng mới; Để cung cấp cho các nước thành viên khác đang cần chúng; Hoặc chuyển vào các quỹ hiện tại của IMF; Như Quỹ tín dụng Tăng trưởng và giảm đói nghèo (PRGT); Cơ chế Ngăn chặn và Cứu trợ Thảm họa (CCRT).

Làn sóng IPO dâng cao ở mức kỷ lục trên toàn cầu đạt doanh thu 350 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

Theo Bloomberg, trong 6 tháng đầu năm nay, các đợt IPO đã thu về 350 tỷ USD; Con số cao chưa từng thấy. Như vậy con số này cao hơn 68 tỷ USD so với mức 282 tỷ USD của 6 tháng đầu năm 2020.

Nhiều doanh nhân và người làm việc trong ngành ngân hàng nhờ vậy mà “bội thu”. Các công ty đang đẩy mạnh huy động vốn nhiều hơn bao giờ hết; Bởi họ đang muốn tranh thủ cơ hội thị trường chứng khoán thu hút được sự chú ý lớn hơn bao giờ hết.

Cuộc đua IPO đã được khởi động từ năm ngoái

Cuộc đua IPO đã được khởi động từ năm ngoái; Khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phục vụ cho việc làm ở nhà “thống trị’ làn sóng IPO trong năm ngoái và năm nay. Ngoài ra, các công ty thâu tóm với mục đích đặc biệt (SPACs) cũng IPO tràn ngập thị trường.

Trong năm nay, khi mà cổ phiếu không ngừng tăng giá; Xu thế này đã tiếp tục bao gồm cả những công ty năng lượng tái tạo và cả các nhà bán lẻ trực tuyến.

Hàng loạt doanh nghiệp, từ công ty sữa dê Thụy Điển Oatly Group AB cho đến công ty chuyên sản xuất ủng Dr Martens đều bán cổ phiếu trong năm 2021. Tuy nhiên, số lượng các công ty công nghệ vẫn chiếm số đông trong các đợt IPO lần này. Didi Global dự kiến sẽ có đợt IPO quy mô lớn nhất tại Mỹ trong 1 thập kỷ trở lại đây; Nếu công ty này vẫn tiếp tục với kế hoạch bán khoảng 4 tỷ USD cổ phiếu.

Thị trường tài chính toàn cầu bùng nổ

Sự bùng nổ của thị trường tài chính toàn cầu đến từ lượng tiền lớn mà ngân hàng trưng ương các nước bơm vào thị trường và nền kinh tế; Cũng như sự trỗi dậy của tầng lớp nhà đầu tư cá nhân; Những người nhiệt tình muốn mua cổ phiếu của công ty mà họ ưa thích.

Khi mà ngày một nhiều ngày công ty đổ xô niêm yết cổ phiếu, ngành dường như đã trở nên quá bão hòa. Nhà đầu tư cho biết họ trở nên khó tính hơn và càng ngày ngại trả số tiền quá cao cho những công ty tăng trưởng cao ngập tràn thị trường IPO.

Một số cổ phiếu của doanh nghiệp được đánh giá cao đã giảm điểm sâu ngay khi chào sàn; Như cổ phiếu của công ty giao thực phẩm Deliveroo giảm 26% trong ngày chào sàn đầu tiên tại London; Hay cổ phiếu công ty Oscar Health; công ty bảo hiểm đồng sáng lập của John Kushner đã giảm 40%; tính từ khi chào sàn New York.

Thông tin thị trường Việt Nam

Tính đến 20/6, vốn FDI đăng ký mới đạt gần 9,6 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ

Tính đến 20/6, vốn FDI đăng ký mới đạt gần 9,6 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ

Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến 20/6, vốn FDI đăng ký mới đạt gần 9,6 tỷ USD; Tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó vốn FDI giải ngân trong 6 tháng đầu năm đạt 9,24 tỷ USD; Tăng gần 7% so với cùng kỳ.
Không chỉ giải ngân, vốn đầu tư đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh cũng vẫn tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2021.

Cụ thể, vốn đăng ký mới đạt 9,55 tỷ USD; Tăng hơn 13% so với cùng kỳ; Vốn đăng ký điều chỉnh cũng duy trì tăng kể từ tháng 5, đạt 4,12 tỷ USD; Tăng gần 11% so với cùng kỳ. Theo đó, quy mô bình quân các dự án cấp mới và điều chỉnh vốn lần lượt ở các mức 11,88 triệu USD/dự án; và 8,9 triệu USD/dự án.

Lĩnh vực đầu tư

Về lĩnh vực đầu tư, có 18 ngành lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và đầu tư vào; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn giữ “ngôi vương” với tổng vốn đầu tư đạt 6,98 tỷ USD; chiếm gần 46% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sản xuất, phân phối điện là lĩnh vực thu hút vốn nhiều thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,34 tỷ USD; chiếm gần 35% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Các nước đầu tư nhiều nhất

Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,64 tỷ USD; Chiếm gần 37% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,44 tỷ USD; Chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư và tăng 66,8% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, nếu phân bổ theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành phố trên cả nước;  trong đó, Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,57 tỷ USD;  chiếm hơn 23% tổng vốn đầu tư đăng ký.

TP HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 1,43 tỷ USD, chiếm hơn 9% tổng vốn đầu tư. Cần Thơ đứng thứ ba với 1,32 tỷ USD, chiếm gần 9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Hải Phòng, Hà Nội…

Tính lũy kế đến ngày 20/6, cả nước có 33.787 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 397,89 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 241,1 tỷ USD, bằng gần 61% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Đề xuất một số giải pháp về tài chính để ‘vực dậy’ hàng không Việt

hàng không lao đao vì covid

Hãng hàng không Việt Nam cũng như nhiều ngành kinh tế khác bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch covid-19. Theo thống kê của Hiệp hội hàng không Việt Nam (VABA), trước đại dịch Covid-19, hàng năm doanh thu vận tải hàng không tăng bình quân từ 15%-20%. T

uy nhiên, từ năm 2020, doanh thu của các hãng hàng không Việt giảm trên 60% (khoảng 100.000 tỷ đồng). Số tiền nộp ngân sách cũng bị giảm tương ứng, trong khi 2019, các hãng hàng không nộp thuế, phí trực và gián tiếp trên 20.000 tỷ đồng.

Các hãng hàng không đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi covid-19

Năm 2020, Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways lỗ khoảng 16.000 tỷ đồng. Hiện nay, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng đã lên tới 36.000 tỷ đồng (riêng Vietnam Airlines 20.000 tỷ đồng và có nguy cơ phá sản).

Hơn nữa, các cơ hội hồi phục cho các hãng hàng không như dịp Tết hay nghỉ hè đều trùng với các đợt bùng phát dịch lần thứ 3 và thứ 4; Dẫn đến tình trạng ngày càng suy kiệt của các hãng hàng không.

Đáng chú ý, dù lỗ lớn nhưng để duy trì hoạt động tối thiểu trong mùa dịch, các hãng phải chi trên 100 tỷ đồng/ngày;  trong khi các nguồn lực về tài sản, tài chính tích lũy của các hãng hàng không Việt đã cạn kiệt;  cơ hội tiếp cận vốn vay khó khăn;  chi phí vay vốn cao.

VABA đề xuất giải pháp hỗ trợ

VABA đề xuất cần sớm mở rộng và thực hiện chương trình hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp hàng không trước khi mọi chuyện quá muộn.

Hiệp hội đề nghị Bộ KHĐT báo cáo Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế tái cấp vốn từ 5.000 – 6.000 tỷ đồng tương tự như Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Thời hạn tái cấp vốn là 12 tháng và được gia hạn tự động 2 lần cho các hãng hàng không khác; Căn cứ vào quy mô, thị phần, vai trò; đóng góp cụ thể của từng hãng để hỗ trợ hãng thanh khoản.

Bên cạnh đó, VABA cũng đề nghị dành cho các hãng hàng không vay gói tín dụng khoảng 25.000 tỷ đồng ưu đãi giảm lãi suất 4%, thời hạn từ 3-5 năm để các hãng duy trì nguồn lực, có nguồn vốn phục hồi, phát triển. Hơn nữa, VABA muốn Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép áp dụng mức giảm 70% thuế (từ 3.000 đồng/lít Jet A1 xuống còn gần 1.000 VND/lít cho các hãng hàng không đến 30/6/2022).

Đây là vấn đề sống còn cho doanh nghiệp hàng không

Đây thực sự là vấn đề sống còn cho các doanh nghiệp hàng không trong nước; khi khó khăn liên tục chồng chất. Ngoài các gói và chính sách hỗ trợ, con đường sống của các hãng hàng không hoàn toàn phụ thuộc vào tiến độ triển khai vaccine ở Việt Nam.

Theo khảo sát vào tháng 3/2021 của IATA, 81% số người được phỏng vấn có nhu cầu đi lại trở lại sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, 84% số người được phỏng vấn sẽ không đi đến các quốc gia vẫn áp dụng chính sách cách ly.

Nhiều hãng hàng không, ngành du lịch và kinh tế của nhiều quốc gia đang phục hồi, phát triển nhanh chóng; đơn cử như ở Mỹ; khi số lượng khách đi qua sân bay mùa hè được dự báo sẽ quay lại mức năm 2019.

Các thông tin về doanh nghiệp niêm yết

Tập đoàn Hoa Sen lãi kỷ lục 602 tỷ đồng trong tháng 5

tập đoàn hoa sen

Tập đoàn Hoa Sen công bố sản lượng tháng 5 đạt 223,273 tấn; Tăng 3% so với tháng trước và đạt doanh thu 4,566 tỷ đồng. Lợi nhuận trong tháng của Hoa Sen đạt 602 tỷ đồng; Tăng 12% so với tháng trước; và là mức lợi nhuận kỷ lục đạt được theo tháng của công ty; Cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Hoa Sen đang ở trong giai đoạn thuận lợi nhất mọi thời đại.

Lũy kế 8 tháng đạt 84% kế hoạch năm

Lũy kế 8 tháng niên độ 2020-2021, doanh nghiệp ghi nhận sản lượng đạt 1.5 triệu tấn; Thực hiện 84% kế hoạch năm. Doanh thu 29,062 tỷ đồng; thực hiện 88% kế hoạch và lợi nhuận 2.810 tỷ đồng; vượt 87% kế hoạch năm. Hoa Sen ghi nhận kết quả kinh doanh kỷ lục trong bối cảnh ngành thép vẫn rất thuận lợi.

Theo báo cáo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), 5 tháng đầu năm 2021, tiêu thụ thép các loại đạt 11,9 triệu tấn; Tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu thép đạt 2,8 triệu tấn; Tăng 80% so với cùng kỳ năm trước.

Tiêu thụ tôn mạ và ống thép tăng lần lượt 49% và 23,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tôn mạ xuất khẩu đạt 1,1 triệu tấn; Tăng 132% so với cùng kỳ năm trước.

Hoa Sen đứng đầu thị phần tôn mạ

Hoa Sen hiện đang đứng đầu thị phần tôn mạ với 37,2%; Và đứng thứ 2 thị phần ống thép với 20,32%. Trong thời gian gần đây, Hoa Sen đẩy mạnh kênh xuất khẩu. Các năm trước, kênh xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 34-37% cơ cấu sản lượng tiêu thụ thành phẩm của tập đoàn.

Kênh xuất khẩu của công ty tăng trưởng mạnh

Bước sang niên độ 2019-2020, kênh xuất khẩu tăng trưởng mạnh; Và chiếm tỷ trọng 43% sản lượng tiêu thụ với 644.000 tấn.

Trong năm 2020, bên cạnh thị trường truyền thống thì tập đoàn đã mở rộng ra các thị trường tiềm năng như châu Mỹ, châu Âu; Để tận dụng hiệu quả các điều kiện thuận lợi của CPTPP và EVFTA; Tiếp tục mở rộng tệp khách hàng của công ty; Trong giai đoạn kinh doanh và sản xuất tăng trưởng tốt.

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 51,830 tỷ đồng

Sau 5 tháng đầu năm, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 51,830 tỷ đồng; (tăng 9% so với cùng kỳ năm trước); và lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 2,172 tỷ đồng (tăng 26%).

Riêng tháng 5/2021, doanh thu thuần đạt hơn 11,380 tỷ đồng; Và LNST đạt 481 tỷ đồng; Tăng lần lượt 10% và 26% so cùng kỳ; Và là tháng ghi nhận doanh thu cao nhất kể từ đầu năm.

Cuối tháng 5, hơn 630 cửa hàng TGDĐ/ĐMX (Thế giới Di động/Điện máy Xanh) nằm trong các khu vực phong tỏa và giãn cách xã hội phải đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng. So với tháng trước, Công ty tăng 18% về doanh thu và 37% về LNST.

Doanh thu online đóng góp hơn 4000 tỷ đồng

Lũy kế 5 tháng, doanh thu online đóng góp 4,024 tỷ đồng cho MWG. Doanh thu online riêng tháng 5 tăng 77% so với tháng 4; Do nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng trong mùa dịch.

Doanh thu TGDĐ và ĐMX tháng 5 đạt hơn 8,800 tỷ đồng; Tăng 2% so cùng kỳ và tăng 18% so với tháng 4. Trong đó, doanh thu online tăng 84% so với tháng trước; Chiếm hơn 10% tổng doanh thu của hai chuỗi này riêng tháng 5.

Đối với chuỗi TGDĐ/ĐMX, lũy kế 5 tháng đầu năm 2021; Ngoài điện thoại đang ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số nhờ sự đóng góp tích cực của sản phẩm Iphone; máy tính xách tay, điện lạnh và gia dụng; Đều duy trì mức doanh số tương đương cùng kỳ năm trước.

Chuỗi Bách Hoá Xanh đóng góp hơn 10.000 tỷ đồng

Chuỗi BHX (Bách hóa Xanh) ghi nhận doanh thu hơn 10,600 tỷ đồng cho 5 tháng đầu năm; Tăng 36% so cùng kỳ. Doanh thu BHX lần đầu tiên vượt mốc 2,500 tỷ đồng trong tháng 5; Tăng 19% so với tháng 4 và tăng 56% so cùng kỳ.

Doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng trong tháng này đạt hơn 1.35 tỷ đồng; Một phần do nhu cầu tích trữ hàng hóa thiết yếu của người dân tăng mạnh trước các đợt giãn cách xã hội. BHX đang tiệm cận mức hòa vốn EBITDA ở cấp độ công ty.

Tại thời điểm 31/05/2021, BHX có tổng cộng 1,851 điểm bán; (tăng 48 cửa hàng trong tháng 5) tại 25 tỉnh thành. Theo phạm vi phân bố, 70% số cửa hàng hoạt động ở tỉnh; So với tỷ lệ 65% cùng kỳ năm trước. Theo loại cửa hàng, 44% số cửa hàng có diện tích từ 300 m2 trở lên; So với tỷ lệ 17% vào cuối tháng 5/2020.

Đến cuối tháng 5/2021, chuỗi có 395 cửa hàng diện tích từ 500 m2 trở lên; Mô hình này đã xuất hiện ở tất cả 25 tỉnh thành có sự hiện diện của BHX.

MWG hoàn thành chỉ tiêu doanh thu

Với kết quả này, MWG đã thực hiện 41% kế hoạch doanh thu và 46% kế hoạch LNST cả năm; Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, cho thấy công ty vẫn đi theo đúng mục tiêu kế hoạch kinh doanh trong năm nay; Và ứng phó tốt đối với đại dịch.

Đón đọc các thông tin thú vị khác về tình hình thị trường với chúng tôi nhé.

Tags: , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *