Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II

Đề xuất chuyển đổi rừng đầu tư nhà máy nhiệt điện tại tỉnh Hà Tĩnh

Thị trường Kinh tế - Đầu tư

Theo quyết định đề xuất được trình lên UBND tỉnh Hà Tĩnh, diện tích rừng cần chuyển đổi sang mục đích thực hiện đầu tư và xây dựng dự án nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II (bao gồm đường ống xả xỉ, bãi xỉ, đường ống xả nước làm mát, đường giao thông nhà máy, các khu hệ thống nước làm mát, trạm bơm, khu Tổ hợp thiết bị 2).

Diện tích xây dựng rơi vào khoảng 24,42 ha, thuộc địa phận xã Kỳ Lừa, phường Kỳ Trinh, phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh. Trong số 24,42 ha rừng có 9,95 ha rừng phòng hộ, 9,31 ha rừng sản xuất, 5,16 ha rừng ba loại ngoài quy hoạch. Cộng đồng thôn quản lý 1,08 ha, các hộ gia đình chịu trách nhiệm quản lý 23,34 ha. Hiện trạng của khu rừng hiện tại đang trồng rừng phi lao, keo và bạch đàn.

Thực hiện dự án nhà máy Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II

Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, UBND tỉnh này vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh Hà Tĩnh xem xét; cho phép chuyển đổi 24,4 ha đất rừng sang thực hiện dự án nhà máy Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II.

Theo đó, diện tích có rừng cần chuyển mục đích sử dụng; sang làm Dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II là 24,42 ha; để thực hiện các hạng mục tuyến ống xỉ, bãi xỉ, đường xả ông làm mát, trạm bơm; khu vực tổ hợp thiết bị. Trong đó, rừng phòng hộ 9,95 ha; rừng sản xuất 9,31 ha và 5,16 ha ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Số diện tích đất rừng trên địa bàn các xã Kỳ Lợi, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, thuộc TX. Kỳ Anh.

Thực hiện dự án nhà máy Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II

Theo tìm hiểu, ngày 2/3/2009, Chính phủ đồng ý cho Công ty cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng II (Công ty VAPCO); phát triển dự án nhiệt điện Vũng Áng II theo hình thức BOT gồm 3 cổ đông với tỷ lệ góp vốn: Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) 25%; Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) 23%, Công ty One Energy (Hồng Kông) 30%. Số cổ phần còn lại (22%) do các cổ đông khác nắm giữ.

Đến tháng 9/2011, LILAMA chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nêu trên cho REE. Tháng 8/2012, Công ty VAPCO chỉ còn 2 cổ đông chính là REE và One Energy. Trong đó, REE nắm giữ 51,55% cổ phần và One Energy nắm giữ 48,45% cổ phần.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vũng Áng II có tổng mức đầu tư 2,2 tỷ USD

Tháng 4/2018, REE tiếp tục chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty VAPCO cho One Energy.

Tuy nhiên, cuối năm 2020, Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) đã mua lại 40% cổ phần; tại dự án điện Vũng Áng II. Hiện tại, “ông lớn” Mitsubishi cùng với 1 doanh nghiệp ngành điện của Nhật Bản; đang nắm giữ 60% cổ phần còn lại tại VAPCO.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vũng Áng II có tổng mức đầu tư 2,2 tỷ USD; công suất 1.320 MW, đầu tư theo hình thức BOT tại xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vũng Áng II có tổng mức đầu tư 2,2 tỷ USD

Theo báo cáo tiến độ thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vũng Áng 2 của VAPCO ngày 16/7/2019; các hợp đồng dự án (hợp đồng BOT, hợp đồng mua bán điện (PPA) và Bảo lãnh Chính phủ (GGU); hợp đồng thuê đất (LLA) đã được ký tắt), phía VAPCO đã hoàn tất. Dự kiến sẽ khởi công vào cuối tháng 4; đầu tháng 5/2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp từ dịch Covid-19; nên ảnh hướng tới tiến độ dự án.

Nhà máy được xây dựng tại Khu kinh tế Vũng Áng – tỉnh Hà Tĩnh và là dự án BOT nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu. Dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc; góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Được biết, dự kiến nhà máy điện BOT Vũng Áng II khi vận hành sẽ đáp ứng 8,529 GWh/năm; cho nhu cầu phụ tải điện của Việt Nam.

Ba hạng mục quan trọng đã được bàn giao

Qua hơn 3 tháng triển khai công tác GPMB; 3 hạng mục quan trọng trong dự án đã được bàn giao mặt bằng. Đó là: Khu nhà ở cho cán bộ, công nhân (phường Kỳ Long); hệ thống đường xả làm mát kéo dài VA1 (xã Kỳ Lợi); đặc biệt hạng mục nhà máy chính (xã Kỳ Lợi) đã bàn giao được 32,34 ha /38,68 ha, chi trả bồi thường cho 602/605 hộ với số tiền gần 45 tỷ đồng, hiện đang nỗ lực thực hiện khối lượng còn lại để chủ đầu tư khởi công nhà máy vào trung tuần tháng 4/2021.

Theo ông Nguyễn Văn Hảo, Trưởng ban Dân vận kiêm Chủ tịch MTTQ thị xã Kỳ Anh; sau khi địa phương có sự thống nhất với nhà đầu tư, toàn bộ hệ thống chính trị đã bắt tay tái khởi động công tác GPMB vào đầu năm 2021. Trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn, bởi dự án từng bị trì hoãn quá lâu khiến bà con không mấy mặn mà; cùng đó, việc di dời mồ mả, nơi thờ tự mang yếu tố tâm linh càng khiến việc GPMB vô cùng gian nan.

Tags: , , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *