Xuất khẩu thủy sản tăng nhưng khó khăn vẫn chờ
Trong 5 tháng đầu năm qua chúng ta đã đạt được vô số thành tựu với việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới. Nếu như ngành trồng trọt ta tự hào vì là nguồn cung được Australia “ưu ái” với thanh long. Thì ở ngạch thủy sản chúng ta cũng có thể vui mừng với giá trị của việc xuất khẩu thủy sản sang Ai Cập mang lại. Tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước chính là dấu hiệu đáng mừng cho ngành thương nghiệp nước nhà. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều rủi ro mà các doanh nghiệp cần đề phòng. Vậy đó là những trở ngại nào? Biện pháp xử lí chúng là gì? Hãy cùng snapnfind.com chúng mình tìm hiểu nhé.
Xuất khẩu thủy sản sang Ai Cập có nhiều chuyển biến tích cực
Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập đã đưa ra một số nhận định về việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Ai Cập. Theo đó việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Ai Cập có dấu hiệu phục hồi tốt trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay.
Theo số liệu sơ bộ của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2021 đạt 16,6 triệu USD. Đã tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp không ít bất cập
Tuy nhiên, cùng với những tín hiệu đáng mừng trên, Thương vụ cũng nhận được phản ánh của doanh nghiệp Việt Nam về trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản Ai Cập sau khi nhận đủ hàng đã lấy lý do khó khăn, thua lỗ do tình hình dịch bệnh để yêu cầu thanh toán tiền hàng thành nhiều đợt. Các doanh nghiệp nhập khẩu của Ai Cập sẽ liên tục trễ hẹn thanh toán. Và cuối cùng gây sức ép đòi giảm giá.
Ngoài ra, có trường hợp người môi giới nước sở tại giả thư của bên nhập khẩu (hoặc có thể thông đồng với bên nhập khẩu) gửi cho doanh nghiệp Việt Nam đề nghị chuyển hàng sớm. Dẫn đến bên nhập khẩu không đồng ý nhận hàng sai so với tiến độ. Điều đó buộc doanh nghiệp Việt Nam phải giảm giá khi hàng đã cập cảng gây thiệt hại lớn.
Trong khi hợp đồng ký với môi giới không chặt chẽ, không có ràng buộc trách nhiệm về mặt thu hồi đủ tiền hàng nên môi giới vẫn liên tục đòi thanh toán tiền hoa hồng.
Cần phải có những biện pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro
Trước tình trạng trên, Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập đã đưa ra một số giải pháp quan trọng. Khuyến cáo được đưa ra nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Ai Cập trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay tránh được các rủi ro không đáng có. Theo đó các doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau.
Trước hết, doanh nghiệp cần xem xét kỹ các điều khoản hợp đồng. Đặc biệt chú ý về điều kiện giao nhận hàng và hình thức thanh toán, đảm bảo giảm thiểu các rủi ro khi thực hiện hợp đồng.Trường hợp ký hợp đồng riêng với bên môi giới, cần làm rõ trách nhiệm của môi giới trong việc thu hồi đủ tiền hàng (nếu có) hoặc các điều kiện để thanh toán tiền hoa hồng. Khi có yêu cầu thay đổi từ nhà nhập khẩu, doanh nghiệp cần kiểm xác thực thông tin người gửi. Cần yêu cầu đối tác gửi văn bản chính thức làm cơ sở giải quyết khi xảy ra tranh chấp.
Thương vụ cũng khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam không giao dịch với các doanh nghiệp dưới đây do liên quan đến vụ việc nêu trên.Cụ thể là Công ty M.F Import – Export, Chủ DN: Mr. Mohamed Farouk, Mobile/Whatsapp: +20-xxxxx-88882 và Công ty môi giới Stanly Import Export, Đại diện: Mr. Mohamed A Haggag hoặc Mr. Abd El Moniem hoặc Ms. Rania Mourad, Mobile/Whatsapp: +20-xxxxx-74007.
Trên đây là những thông tin mới nhất về xuất khẩu thủy sản sang thị trường Ai Cập. Cảm ơn các bạn đã quan tâm. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!